Đau rát hậu môn khi đi cầu là một tình trạng tác động xấu đến tâm lý, cuộc sống của bệnh nhân, đồng thời nó cũng tác động không nhỏ đến sức khỏe khi có thể gây ra hiện tượng thiếu máu, biến chứng nguy hiểm. Vì thế, tìm hiểu đau rát hậu môn khi đi cầu rốt cuộc là bệnh gì sẽ giúp bệnh nhân có cái nhìn đúng đắn, an tâm và chủ động đi khám chữa trị bệnh sớm.
Theo các bác sĩ hậu môn – trực tràng của Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc cho biết, đau rát hậu môn khi đi cầu là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý hậu môn trực tràng nguy hiểm thường gặp như:
1. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ được xem là căn bệnh hậu môn hàng đầu với triệu chứng đau rát hậu môn khi đi cầu. Các búi trĩ được hình thành do các đám rối tĩnh mạch bị tổn thương và giãn ra quá mức, nhô lên trên thành ống hậu môn.
Tùy theo vị trí của búi trĩ mà bệnh bao gồm các dạng trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và được phân thành 4 cấp độ.
Cấp độ 1 - búi trĩ nhỏ: gây chảy máu và đau rát hậu môn khi đi cầu. Lượng máu ít chỉ đủ thấm vào giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân.
Các cấp độ 2, 3, 4 – búi trĩ sẽ phát triển to dần, dài hơn: đến nỗi thòng ra khỏi lỗ hậu môn. Tình trạng đau rát sẽ càng dữ dội hơn kèm theo tắc nghẽn, khó đi cầu hoặc đi cầu ra máu tươi chảy thành tia khiến sức khỏe bệnh nhân suy giảm nghiêm trọng.
Bệnh trĩ không chỉ gây đau rát hậu môn khi đi cầu mà còn tạo phiền toái trong sinh hoạt của người bệnh. Nếu để kéo dài còn dẫn đến thiếu máu, viêm nhiễm khu vực hậu môn và hoại tử búi trĩ, nhiễm trùng hậu môn và máu, gia tăng nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng,...
2. Nứt kẽ hậu môn
Đau rát hậu môn khi đi cầu cũng bao gồm trường hợp nứt kẽ hậu môn. Nguyên nhân đến từ việc thành niêm mạc hậu môn bị tổn thương, ống hậu môn hay miệng lỗ hậu môn bị nứt rách do táo bón kinh niên hoặc những tổn thương khác.
Đau rát hậu môn khi đi cầu không chỉ đơn giản là do táo bón mà còn là triệu chứng của một số bệnh lý vùng hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn khiến người bệnh có những triệu chứng như: đau rát hậu môn khi đi cầu, thốn hậu môn, nóng rát, chảy máu hậu môn khi đại tiện kèm theo cảm giác châm chích, ngứa ngáy tiết dịch tại vùng hậu môn.
Nếu không sớm được hỗ trợ điều trị thì nứt kẽ hậu môn có thể đẫn đến tình trạng viêm loét hậu môn, nhiễm trùng hậu môn, apxe hậu môn – rò hậu môn, nhiễm trùng máu,...
3. Rò hậu môn
Rò hậu môn chính là kết quả nối tiếp tình trạng apxe hậu môn.Các đường rò được hình thành khi khối mủ vỡ ra, được ví như một đường hầm thông giữa 2 điểm trong ống hậu môn hoặc giữa ống hậu môn với vùng da bên ngoài.
Dấu hiệu rò hậu môn phải kể đến là đau rát hậu môn khi đi cầu, sưng đỏ hậu môn, có mủ chảy ra từ đường rò, vùng da hậu môn luôn ẩm, nhớp nháp và ngứa ngáy. Ở giai đoạn nặng, chỉ cần bạn hắt hơi hoặc rặn mạnh thì phân có thể rỉ ra từ các lỗ rò, từ đó đau rát hậu môn khi đi cầu càng dữ dội hơn.
Rò hậu môn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: hình thành thêm nhiều đường rò gây khó hỗ trợ điều trị, nhiễm trùng hậu môn, gia tăng nguy cơ ung thư.
Có thể thấy, đau rát hậu môn khi đi cầu là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý hậu môn nguy hiểm nếu không được hỗ trợ điều trị sớm. Do đó, các bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa tại địa phương để được thăm khám chẩn đoán chính xác bệnh và được hỗ trợ điều trị đúng cách.
Các bác sĩ phòng khám cũng chia sẻ thêm, muốn hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng đau rát hậu môn khi đi cầu thì thì căn cứ vào dạng bệnh, mức độ bệnh để đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp:
Đối với bệnh trĩ:
- Phương pháp thông thường: sử dụng thuốc, đốt trĩ bằng tia laze, thắt trĩ bằng vòng cao su, chích xơ búi trĩ,... vốn chỉ có hiệu quả đối với các trường hợp nhẹ. Ngoài ra chúng vẫn tiềm ẩn những hạn chế: gây đau đớn nhiều, chảy máu nhiều với vết thương lớn, lâu lành nên dễ gặp biến chứng, thời gian hồi phục chậm và dễ tái phát,...
- Phương pháp tiên tiến: hỗ trợ điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp HCPT và PPH cải tiến, mang lại những ưu điểm nổi bật như hiệu quả cao đối với các trường hợp trĩ nặng, an toàn, ít gây đau đớn, thời gian thực hiện ngắn, hồi phục nhanh, đảm bảo an toàn thẩm mỹ, khó tái phát.
Nứt kẽ hậu môn:
- Biện pháp nội khoa: sử dụng các loại thuốc bôi và thuốc uống chống viêm, giảm đau, thúc đẩy quá trình lành vết thương, nhuận tràng, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón,...
- Biện pháp ngoại khoa: đối với trường hợp nứt kẽ hậu môn mãn tính thì có thể áp dụng thêm tiểu phẫu cắt bỏ một phần cơ vòng hậu môn nhằm giảm co thắt và hỗ trợ vết thương mau lành.
Rò hậu môn:
- Đối với trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh, tiêu viêm, tiêu mủ,... ở dạng uống hoặc dạng bôi.
- Đối với trường hợp nặng, người bệnh có thể phải thực hiện:
Tiểu phẫu phá đường rò: cắt bỏ các mô tế bào xơ hóa do viêm nhiễm và dẫn dịch mủ ra ngoài, sát khuẩn khu vực bên trong đường rò với dung dịch muối sinh lý kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu thu nhỏ đường rò, bảo toàn chức năng của hậu môn.
Phương pháp HCPT cải tiến: đây là phương pháp hỗ trợ điều trị đau rát hậu môn khi đi cầu với các ưu điểm như: ít gây đau đớn, ít chảy máu do vết thương nhỏ, thời gian thực hiện ngắn, hồi phục nhanh, đảm bảo an toàn thẩm mỹ, khó tái phát.
Bạn muốn được tư vấn thêm về hỗ trợ điều trị đau rát hậu môn khi đi cầu?
Địa chỉ: 203A Phạm Văn Thuận, phường Tân Tiến, Biên Hòa, Đồng Nai
Số điện thoại:0251 381 9288 Zalo: 0785 720 270
Thời gian làm việc: 8h00 đến 20h00 tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ bảy chủ nhật.