Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Bệnh trĩ hay dân gian gọi bệnh lòi dom, là căn bệnh rất phổ biến mà tất cả mọi người từ trẻ đến già, bất kể nam nữ đều có nguy cơ mắc phải. Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ sẽ giúp người bệnh có thái độ đúng đắn với bệnh và cảm thấy yên tâm hơn khi điều trị.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH TRĨ VÀ NGUY HẠI

Dấu hiệu bệnh trĩ phổ biến nhất chính là đi ngoài (đại tiện) ra máu với phân thường có màu đỏ tươi. Quá trình chảy máu này diễn ra chậm, sau tăng dần. Ban đầu, bạn chỉ tìm thấy máu dính một chút vào giấy vệ sinh, hoặc theo phân ra ngoài. Nếu để lâu thì mỗi lần đi đại tiện bạn sẽ có hiện tượng máu chảy thành giọt. Bệnh trĩ ít khi gây chảy máu ồ ạt, nhưng nếu để lâu ngày thì có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu.

Đến một lúc nào đó nhưng thường là không lâu sau đó, búi trĩ sẽ phát triển to lên và bắt đầu lòi ra ngoài, lúc đầu hiện tượng này chỉ thỉnh thoảng xuất hiện khi đi cầu nhưng về sau sẽ xảy ra liên tục.

Sau khi xuất hiện dấu hiệu bệnh trĩ kể trên thì mỗi lần người bệnh đi đại tiện sẽ thấy ở hậu môn có búi trĩ lòi ra. Ở mức độ nhẹ thì búi trĩ có thể tự thụt vào nhưng càng về sau, búi trĩ có thể sa hẳn ra ngoài, không tự thụt vào nữa nên gây khó chịu đau đớn cho bệnh nhân.

Bệnh trĩ làm người bệnh rất đau, nhất là khi đi đứng và khi ngồi xuống. Nguyên nhân là do vùng hậu môn bị sưng phù, khi bác sĩ chuyên khoa tách rộng lỗ hậu môn sẽ thấy niêm mạc trĩ nội nhô lên ở giữa hậu môn.

Tình trạng trĩ nội ở một số trường hợp cụ thể có thể tự bớt sưng đau nhưng không phải hết bệnh mà là tình trạng xơ hóa, lúc này búi trĩ thu nhỏ nhưng cứng hơn. Một vài trường hợp khác bị lở loét hoặc hoại tử bắt nguồn từ búi trĩ, có khi tạo ra áp-xe vùng hậu môn và vùng chậu

Ngoài ra, bệnh nhân trĩ có thể thấy ngứa ngáy ở hậu môn, có cảm giác ướt át vùng hậu môn, do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây nên.

Thông thường bệnh trĩ ban đầu không gây đau,dấu hiệu bệnh trĩ rõ ràng nhất khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe hậu môn. Tuy nhiên lúc này điều trị sẽ cần nhiều thời gian và kiên trì hơn.

Bạn có thể chủ động phòng ngừa biến chứng ngay từ bây giờ bằng cách thăm khám chuyên khoa. Bạn có thể đặt lịch hẹn khám trước để chủ động chọn thời gian thuận tiện và được ưu tiên làm thủ tục và gặp bác sĩ trước.

Hình tư vấn bệnh online

(Thông tin của bạn sẽ được phòng khám giữ bảo mật)

Bệnh trĩ là bệnh gì?

Bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc cho biết, bên trong ống hậu môn có nhiều tĩnh mạch chạy dọc theo, chúng có thể bị tắc nghẽn gây hiện tượng sưng phồng lồi ra ngoài tạo ra những búi đỏ hồng và hình thành nên bệnh trĩ. Căn bệnh này bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp (bị cả trĩ nội và ngoại).

Trĩ nội: búi trĩ mềm nhũn, màu hồng đỏ hình thành bên trong hậu môn và khi bệnh nặng thì các búi trĩ sẽ sa ra bên ngoài hậu môn. Trĩ nội trong y khoa chia thành 4 cấp độ với mức độ nặng tăng dần.

1. Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này thì người bệnh sẽ cảm thấy ngứa, đau tưng tức ở vùng hậu môn do bên trong đã hình thành búi trĩ. Ngoài ra khi đi tại tiện thì một lượng máu nhỏ có thể chảy xuống nhưng không cùng với phân.

 2. Giai đoạn 2:Búi trĩ tiếp tục phát triển lớn dẫn đến có thể sa, lòi ra ngoài khi bệnh nhân đi đại tiện hoặc khi rặn.

 3. Giai đoạn 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và khó tụt vào nên người bệnh thường phải dùng tay đẩy vào.

 4. Giai đoạn 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên khi bệnh nhân đi đại tiện hoặc hắt hơi. Ở giai đoạn này, bạn không thể lấy tay đẩy búi trĩ vào lại trong nữa.

Trĩ ngoại: búi trĩ xuất hiện ở khu vực bên ngoài hậu môn, xung quanh miệng và bên trong miệng lỗ hậu môn. Búi trĩ ngoại thường có da bao bọc, có thể ửng hồng và hơi cứng. Búi trĩ ngoại khi sa xuống gây nhiều biến chứng: viêm nhiễm, sưng tấy, tắc lỗ hậu môn, đau đớn,…

 Độ 1: búi trĩ nổi gồ lên ở rìa hậu môn khiến bệnh nhân có cảm giác cộm, ngứa, đau rát và vô cùng khó chịu, vùng hậu môn sưng đỏ.

 Độ 2: búi trĩ phá triển ngoằn ngoèo bên ngoài thành hậu môn và gây chảy máu nhiều mỗi khi người bệnh đi tiêu khiến vết thương nhiễm trùng, đau rát vô cùng.

 Độ 3: búi trĩ phát triển quá lớn dẫn đến tắc hậu môn, chảy nhiều máu, mất máu nghiêm trọng.

 Độ 4: đến giai đoạn nặng nhất này thì các búi trĩ đã bị viêm nhiễm nặng gây đau rát và ngứa ngáy hậu môn vô cùng dữ dội. Tình trạng này có thể chuyển sang bội nhiễm, hoại tử hoặc thậm chí phải cắt bỏ hậu môn.

►​ Trĩ hỗn hợp: đơn giản là dạng kết hợp của 2 loại trĩ nội và trĩ ngoại. Dấu nhận biết bệnh trĩ hỗn hợp thường gặp là đi cầu ra máu, búi trĩ lòi ra ngoài mỗi khi người bệnh đi đại tiện, đồng thời gây cảm giác đau đớn, ngứa ngáy khó chịu…

Theo báo cáo nghiên cứu mới đây cho thấy, tỷ lệ mắc trĩ ở Việt Nam hiện nay lên tới 40-50% nhưng ghi nhận thực tế của phòng khám vẫn có rất nhiều người bệnh chủ quan đối với bệnh và phần lớn chỉ điều trị khi bệnh đã trở nặng và có biến chứng

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Để nhận được chất lượng điều trị bệnh trĩ hiệu quả và tốt nhất, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ giúp đỡ và có phương pháp điều trị bệnh trĩ phù hợp. Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúclà một trong các địa chỉ tiên phong ứng dụng nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ, do sở y tế cấp phép hoạt động.

Dùng thuốc

Thuốc điều trị bệnh trĩ dạng uống: phổ biến dùng thuốc có tác dụng tăng trương lực và bảo vệ tĩnh mạch, tăng tuần hoàn máu, làm giảm áp lực vùng hậu môn và chống viêm nhiễm hiệu quả.

Thuốc điều trị bệnh trĩ dạng bôi: là các loại thuốc mỡ giúp kháng viêm, chống khuẩn vùng hậu môn, phù hợp để chữa bệnh trĩ ngoại.

Thuốc điều trị bệnh trĩ dạng thuốc đặt: dùng thuốc đặt vào bên trong hậu môn nhằm chống nhiễm khuẩn hậu môn và kháng viêm, sử dụng phổ biến để chữa bệnh trĩ nội.

Ưu điểm: Việc dùng thuốc để chữa trị bệnh trĩ rất đơn giản, thuận tiện cho việc sử dụng nhưng không mang lại hiệu quả chữa trị cao và không chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Bên cạnh đó còn có thể gây ra tác dụng phụ nếu không thông qua thăm khám và chỉ định của bác sĩ.

Thủ thuật ngoại khoa

Các phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là chích xơ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, dùng tia hồng ngoại. Được áp dụng cho các trường hợp bị bệnh trĩ cấp độ nhẹ (cấp độ 1, 2). Đây đều là các thủ thuật đơn giản nhằm làm giảm lưu thông máu tới vùng trĩ và các triệu chứng của bệnh trĩ.

Các thủ thuật tuy đơn giản nhưng chỉ được áp dụng hiệu quả cho các trường hợp bệnh mới phát hiện. Còn khi bệnh phát triển nặng hơn thì không có tác dụng. Hơn nữa cần được thực hiện bởi những bác sĩ có chuyên môn cao.

Đây là phương pháp được áp dụng rất phổ biến, có thể mang lại hiệu quả cao và tương đối an toàn. Thay vì phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống, dùng các dụng cụ y tế thông thường thì phẫu thuật chữa trị bệnh trĩ bằng kĩ thuật hiện đại hiện nay PPH cho trĩ nội và HCPT cho trĩ ngoại hoặc kết hợp cả 2 phương pháp cho trĩ hỗn hợp.

Ưu điểm: Đây là cách chữa bệnh trĩ nhanh nhất với thao tác đơn giản, không gây đau đớn, hiệu quả cao. Đặc biệt thời gian hồi phục bệnh ngắn và bệnh nhân không cần phải kiêng khem quá nhiều sau khi điều trị.

  Ngoài ra, phòng khám Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc còn có:

  Những y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước với khả năng ứng dụng phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện đại, tiên tiến.

  Cơ sở vật chất hiện đại, vô trùng đúng chuẩn chất lượng y tế quốc tế.

  Thái độ làm việc chuyên việc, tận tình tận tâm khi chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.

  Chi phí rõ ràng, công khai và minh bạch, được thông báo trước cho người bệnh chủ động đưa ra lựa chọn.

  Đặc biệt đối với chị em phụ nữ sẽ do bác sĩ nữ chịu trách nhiệm thăm khám.

Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc

Điện thoại: 0251 381 9288 - ZALO:0785720270

Địa chỉ: 203A Phạm Văn Thuận, phường Tân Tiến, Biên Hòa, Đồng Nai

Thời gian làm việc: 8h00 đến 20h00 tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ bảy chủ nhật.

Tư vấn 24/24 hoàn toàn miễn phí.

Bài viết liên quan

da khoa hong phuc