Giang mai được xem là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm với số lượng người mắc bệnh cao. Tuy nhiên do nhiều triệu chứng khá giống với bệnh da liễu thông thường nên bệnh nhân dễ nhầm lẫn chủ quan không chịu đi thăm khám sớm. Từ đó bệnh có cơ hội tiếp tục phát triển lâu dài trong cơ thể, đe dọa sức khỏe người bệnh. Vì thế, nhận biết một số biểu hiện bệnh giang mai qua các giai đoạn là thông tin cần thiết giúp bạn sớm phát hiện và kịp thời được hỗ trợ chữa trị bệnh.
Các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội tại Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc cho biết, căn cứ vào triệu chứng bệnh mà giang mai được chia làm 4 giai đoạn cụ thể:
Giai đoạn 1: khi nhiễm bệnh giang mai thì bệnh nhân không phát bệnh ngay, tùy theo sức đề kháng của mỗi người mà khoảng 10 – 60 ngày sau mới bắt đầu thấy dấu hiệu đầu tiên. “Săng giang mai” xuất hiện ở bộ phận sinh dục hoặc trên lưng.
Giai đoạn đầu tiên người bệnh sẽ bị nổi săng giang mai
- Đối với nữ: âm đạo, môi lớn, môi bé,...
- Đối với nam: thân dương vật, rãnh bao quy đầu, tinh hoàn bìu,...
Săng giang mai là những vết loét cực nông, hình tròn hoặc hình bầu dục, không chảy mủ và có màu đỏ. Ngoài ra bệnh nhân còn xuất hiện hiện tượng nổi hạch bẹn.
Tuy nhiên, các dấu hiệu trên sẽ mất đi sau một khoảng thời gian nhất định khiến người bệnh chủ quan cho rằng bệnh tự hết nên không quan tâm đến nữa, nhưng thực chất thì xoắn khuẩn giang mai lúc này đã ăn sâu vào máu nên mới như vậy.
Giai đoạn 2: khoảng 2 – 10 tuần sau khi bệnh nhân đã vượt qua giai đoạn 1
Bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện các mảng sần, ban đỏ trên khắp cơ thể. Tuy vậy nhưng chúng không hề gây ngứa ngáy, đau nhức gì cho người bệnh. Một số trường hợp còn có thể biến mất khi dùng tay ấn vào.
Giai đoạn 2 bệnh nhân giang mai bị nổi sần mụn nước thành mảng, lở loét dày đặc khắp người.
Mặt khác, ngoài nổi ban đỏ thì bệnh nhân còn bị nổi các nốt mụn nước, vết loét dày đặc trên da. Khi bị va chạm, hoặc gãi trúng thì chúng sẽ vỡ ra chảy dịch mủ. Nếu có ai đó vô tình chạm vào các bọng nước thì chúng sẽ vỡ ra gây lây nhiễm bệnh giang mai.
Song song đó, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khác như đau đầu, mệt mỏi, sốt toàn thân, đau họng, sụt cân, chán ăn, rụng tóc,...
Giai đoạn tiềm ẩn: Các bác sĩ chuyên khoa còn gọi đây là giai đoạn tiềm ẩn. Sở dĩ như vậy vì trong giai đoạn này, bệnh nhân hoàn toàn không xuất hiện các diễn biến gì. Thời kỳ này vẫn có thể lây truyền cho người khác nếu các bạn chủ quan, không cẩn thận.
Giai đoạn 3: giai đoạn 3 không xuất hiện ngay mà cách từ 3 đến 15 năm kể từ khi mắc bệnh. Tiến đến giai đoạn này thì bệnh nhân đồng thời đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm do xoắn khuẩn giang mai đã tồn tại được một khoảng thời gian quá dài trong cơ thể.
Cụ thể hơn, bệnh nhân sẽ gặp phải những biến chứng như:
- Giang mai thần kinh: xoắn khuẩn giang mai có thể tấn công vào hệ thần kinh gây những biến chứng như động kinh, rối loạn ý thức, suy giảm trí nhớ, đau đầu thường xuyên,... thậm chí có thể ngất xỉu khi đang vận động hay làm việc nặng.
- Gôm giang mai: là cách gọi cho những khối u sần sùi, hình tròn, nổi rải rác thành từng mảng to trên lưng, cổ hoặc thậm chí trên xương của người bệnh. Lúc đầu gôm giang mai có thể rất cứng nhưng sau một thời gian sẽ mềm dần, chảy mủ.
- Củ giang mai: là cách gọi cho những mụn thịt màu hồng đỏ, tập trung trên bề mặt da thành hình vong cung. Củ giang mai hình thành rất nhanh, số lượng lên đến vài chục cái và tự hoại tử để lại vết loét lâu lành.
Mặt khác, xoắn khuẩn giang mai có thể tấn công gây tổn thương hệ thần kinh, cơ xương khớp (gây bại liệt), phá hủy nội tạng, ảnh hưởng đến thị giác cũng như cơ quan sinh sản của bệnh nhân. Nghiêm trọng hơn, ngay cả tính mạng cũng bị ảnh hưởng.
Nếu sinh sống ở khu vực TP.HCM thì quá dễ dàng để bệnh nhân đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đang sống tại khu vực tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận thì phải làm sao?
Nếu đang sinh sống tại khu vực Đồng Nai và các tỉnh lân cận thì bệnh nhân phải làm sao?
Chính vì thấu hiểu hoàn cảnh đó, ban lãnh đạo phòng khám đã quyết định thành lập Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc tại địa chỉ số 203A Phạm Văn Thuận, phường Tân Tiến, Biên Hòa để giúp người bệnh thuận tiện hơn trong quá trình thăm khám – hỗ trợ điều trị.
Về cơ bản, các bác sĩ phòng khám sẽ hỗ trợ người bệnh toa thuốc kháng sinh phù hợp cho từng trường hợp bệnh. Nếu tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ và kiên trì thì khả năng phục hồi sau bệnh khá cao. Tuy nhiên thuốc chỉ phát huy tác dụng tốt nhất ở giai đoạn 1 của bệnh, các giai đoạn sau đặc biệt là giai đoạn 4 thì phần nào ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn mà thôi.
Bên cạnh đó, phòng khám với đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong việc hỗ trợ điều trị bệnh sẽ giúp các bạn cùng chiến đấu chống lại bệnh giang mai. Mọi chi tiết thắc mắc hoặc muốn đặt lịch hẹn khám sớm thì xin vui lòng gọi điện thoại cho phòng khám qua số 0251 381 9288 hoặc nhấp vào hình TƯ VẤN bên dưới ngay nhé.